top of page

KỸ NĂNG THẾ KỶ 21 - Hành trang của công dân thế kỷ mới

Kỹ năng thế kỷ 21 là tập hợp các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, thói quen và thái độ. Đây là yếu tố quan trọng cho thành công trong thế giới ngày nay, đặc biệt là với thế hệ học sinh ở thời điểm hiện tại.

Thế kỷ 21 đang diễn ra những sự đổi mới và phát triển đến chóng mặt, đặc biệt trong các lĩnh vực như kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và kinh tế. Để đối mặt với thách thức này, thế hệ trẻ cần trang bị những kỹ năng cần thiết để thích nghi trong xã hội kỹ thuật số đang biến đổi nhanh chóng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cá nhân cho học sinh mà còn góp phần tích cực vào cộng đồng mà các bạn học sinh tham gia.

12 kỹ năng thế kỷ 21 cần thiết để mang lại thành công cho học sinh gồm:

  1. Khả năng Sáng tạo (Creativity)

  2. Tư duy Phản biện (Critical Thinking)

  3. Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm (Collaboration)

  4. Kỹ năng Giao tiếp (Communication)

  5. Năng lực về Thông tin (Information Literacy)

  6. Kiến thức về Truyền thông (Media Literacy)

  7. Trình độ Công nghệ (Technology Literacy)

  8. Khả năng Linh hoạt (Flexibility)

  9. Kỹ năng Lãnh đạo (Leadership)

  10. Khả năng Chủ động (Initiative)

  11. Kỹ năng Làm việc hiệu quả (Productivity)

  12. Kỹ năng Xã hội (Social skills)

e-star-Bo-ky-nang-the-ky-21-anh-2.jpg

Các kỹ năng được chia thành 3 nhóm chính gồm:

  1. Kỹ năng học tập (the 4C’s)

  2. Kỹ năng đọc viết (IMT)

  3. Kỹ năng sống (FLIPS)

Kỹ năng học tập (the 4C’s): Những kỹ năng này giúp học sinh chuẩn bị tinh thần và tâm lý cần thiết để thích nghi và nâng cao khả năng của bản thân trong môi trường làm việc hiện đại.

Kỹ năng đọc viết (IMT): Những kỹ năng này tập trung vào cách giúp học sinh hiểu biết và phân biệt thông tin nào là sự thật, nguồn thông tin, phương tiện và công nghệ truyền thông đằng sau. Từ đó, học sinh xác định được nguồn thông tin nào đáng tin cậy, tránh thông tin sai lệch hoặc bị xuyên tạc ngập tràn trên Internet.

Kỹ năng sống ( FLIPS): Những kỹ năng này được xem như là những yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của học sinh, tập trung vào cả phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp.

Kỹ năng thế kỷ 21 là tập hợp các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, thói quen và thái độ. Đây là yếu tố quan trọng cho thành công trong thế giới ngày nay, đặc biệt là với thế hệ học sinh ở thời điểm hiện tại.

e-star-Bo-ky-nang-the-ky-21-learning-skills.png

NHÓM 1. KỸ NĂNG HỌC TẬP (The 4Cs)

.

4Cs (lấy 4 chữ cái đầu – chữ C của bộ kỹ năng bằng tiếng Anh) là bộ kỹ năng phổ biến nhất của Thế kỷ 21. Những kỹ năng này được chung gọi là kỹ năng học tập.

.

Các kỹ năng này được coi là cốt lõi trong giáo dục cho tất cả các ngành nghề hiện nay. Chúng cũng khác nhau về mức độ quan trọng, tùy thuộc vào nguyện vọng nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

.

Bộ kỹ năng 4Cs của thế kỷ 21 là:

  • Creativity: Khả năng sáng tạo

  • Critical Thinking: Tư duy phản biện

  • Collaboration: Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm

  • Communication: Kỹ năng giao tiếp

.

Critical Thinking: Tư duy phản biện. 

Kỹ năng Tư duy phản biện không chỉ giúp học sinh đánh giá thông tin một cách sáng tạo mà còn xây dựng khả năng lập luận và giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện là cơ sở của sự hiểu biết sâu sắc, rất quan trọng trong việc hình thành tư tưởng tự do. Tư duy phản biện giúp học sinh trở thành người học linh hoạt, có khả năng tự quản lý và tự chủ trong tư duy của mình. Quan trọng hơn, tư duy phản biện còn là công cụ mạnh mẽ giúp học sinh thích ứng với thế giới đa biến động và đưa ra quyết định thông thái trong cuộc sống hàng ngày.

.

Creativity: Khả năng sáng tạo

Khả năng sáng tạo không chỉ giúp học sinh giải quyết vấn đề mà còn tạo ra những giải pháp độc đáo và phát huy trí tưởng tượng. Sáng tạo là chìa khóa mở ra sự phát triển cá nhân và chuyển giao kiến thức từ môi trường học đến thực tế, giúp học sinh sẵn sàng đối mặt với thách thức và đưa ra những ý tưởng mới, những quyết định quan trọng trong thế giới đầy thay đổi và đòi hỏi tính sáng tạo ngày càng cao.

.

Collaboration: Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm

Kỹ năng hợp tác là khả năng học tập, làm việc, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong một tập thể. Hợp tác thúc đẩy cho quá trình học tập được hiệu quả, tạo ra nhiều thành tựu cho bản thân và cho lớp học.

.

Kỹ năng hợp tác giúp học sinh hiểu rõ giá trị của sự đa dạng ý kiến, tôn trọng ý kiến của người khác, và làm việc hiệu quả nhóm. Ngoài ra, hợp tác còn kích thích sự sáng tạo, hỗ trợ giải quyết vấn đề, và xây dựng kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng hợp tác rất quan trọng cho cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp sau này của học sinh, giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu và những người đóng góp tích cực vào cộng đồng.

.

Communication: Kỹ năng giao tiếp

Cuối cùng, kỹ năng giao tiếp là chất kết dính để hoàn thiện tất cả các kỹ năng lại với nhau. Giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống. Dù là trong học tập hay trong cuộc sống, học sinh luôn cần giao tiếp để hoàn thành các mục đích của bản thân mình. Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp hiệu quả, học sinh sẽ khó có thể thành công trong tương lai.

.

Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp học sinh truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng mà còn xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè, với giáo viên, với những người xung quanh. Qua việc học cách lắng nghe, thể hiện ý kiến và tương tác, học sinh phát triển kĩ năng hợp tác và giải quyết xung đột. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp học sinh tự tin tham gia vào các hoạt động ở lớp, ở trường và ngoài xã hội, là nền tảng vững chắc để giúp học sinh thành công trong tương lai.

e-star-ky-nang-thuyet-trinh-anh-1.JPG

Tại E-STAR, học sinh được thường xuyên rèn luyện Các kỹ năng của thế kỷ 21 thông qua phương pháp Dạy học theo dự án.

Thế hệ trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để thích nghi trong xã hội kỹ thuật số đang biến đổi nhanh chóng.

e-star-Bo-ky-nang-the-ky-21-literacy-skills.png

Nhóm 2. Kỹ năng Đọc viết (IMT)

IMT là nhóm kỹ năng Thế kỷ 21 tiếp theo mà học sinh cần phát triển. Đây là bộ kỹ năng được hình thành và rèn luyện thông qua quá trình tiếp xúc và thực hành dựa trên những tình huống thực tế. Tại trường học ở các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới, việc tạo điều kiện để học sinh phát triển bộ kỹ năng IMT được đẩy mạnh qua sự lồng ghép những ứng dụng công nghệ hiện đại, phương thức truyền tải thông tin mới vào chương trình giảng dạy để học sinh dần quen và thành thạo các kỹ năng sau

Ba kỹ năng đọc viết IMT của Thế kỷ 21 là:

  1.  Năng lực về thông tin (Information Literacy): Hiểu sự kiện, số liệu, thống kê và dữ liệu.

  2.  Kiến thức về truyền thông (Media Literacy): Hiểu các phương pháp và phương tiện mà thông tin được đưa ra và truyền đi.

  3. Trình độ công nghệ (Technology Literacy): Hiểu biết về máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.

Năng lực về thông tin (Information Literacy)

Đây là khả năng làm chủ nguồn tin tức thông qua việc: tiếp cận, xử lý thông tin; ứng xử/tương tác với thế giới thông tin; hiểu về các khía cạnh đạo đức, pháp luật của việc khai thác, sử dụng thông tin .

Quan trọng hơn, kỹ năng này cung cấp cho học sinh khả năng khả năng tách biệt giữa tin thật và tin giả.

Trong thời đại mà những thông tin sai sự thật và chưa được kiểm chứng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, việc tìm kiếm một nguồn tin chính thống là việc không hề đơn giản. Với thói quen nghiên cứu thông tin trên mạng Internet của thế giới hiện nay, học sinh cần được hướng dẫn chọn lọc thông tin để tin tưởng, tránh bị dắt mũi bởi các nguồn tin sai lệch hoặc bị xuyên tạc.

Kiến thức về phương tiện truyền thông (Media Literacy) : 

Mỗi ngày, một người sẽ được tiếp xúc với hàng loạt dữ liệu từ các nguồn đa phương tiện xung quanh mình, có nguồn chia sẻ thông tin chính xác, có nguồn thì tuyên truyền những thông tin hoàn toàn sai lệch. Cũng giống như kỹ năng trước, hiểu biết về phương tiện truyền thông rất hữu ích nhằm giúp nhận biết sự thật trong một thế giới thông tin đã bão hòa. 

Với kỹ năng này, học sinh có thể tìm hiểu về các phương tiện truyền thông, cách thông tin được đựa lên mạng Internet. Học sinh cũng tìm hiểu xem nên sử dụng phương tiện và kênh truyền thông nào, điều này rất quan trọng trong cuộc sống hiện tại.

Nếu như năng lực thông tin (information literacy) giúp học sinh biết phân tích và chọn lọc tin tức có cơ sở để học hỏi thì khả năng hiểu biết về phương tiện truyền thông (media literacy) sẽ dạy học sinh cách đánh giá nguồn thông tin trước khi tin tưởng để tiếp nhận kiến thức mới. Một khi học sinh đã sở hữu cả hai năng lực này, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm để con em tự tìm tòi, học hỏi bằng những sự quan sát và trải nghiệm của các em. 

Trình độ công nghệ (Technology Literacy)

Cuối cùng, hiểu biết về công nghệ, đây là một nấc thang cao hơn, học sinh sẽ tìm hiểu về các máy móc và thiết bị tiên tiến hiện nay. Trong xu thế mọi hoạt động của xã hội đều được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tự động hóa... việc trang bị cho học sinh những kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ là việc mà giáo dục Việt Nam và các nước trên thế giới đang chú trọng đầu tư. Các kiến thức này cung cấp cho con các thông tin cơ bản về cách mà các máy móc hoạt động và tại sao chúng lại hoạt động như vậy. 

Việc không hiểu biết về các kiến thức công nghệ, sẽ làm cho học sinh trở nên lạc hậu và cảm thấy sợ sệt trước những tiến bộ to lớn mà công nghệ mang lại. Vì vậy, bổ sung kiến thức để học sinh hiểu và thích nghi với công nghệ hiện đại là điều cần thiết. Từ đó, học sinh sẽ là một nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ ở thế kỷ 21.

e-star-ky-nang-cong-nghe-anh-1.JPG

Kỹ năng thế kỷ 21 là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự thành công trong thế giới đa biến động ngày nay.

e-star-Bo-ky-nang-the-ky-21-life-skills.png

Nhóm 3. Kỹ năng sống Life Skills (FLIPS) 

Kỹ năng sống Life Skills (FLIPS) là bộ kỹ năng cuối cùng. FLIPS sẽ được truyền tải tới học sinh dưới dạng tình huống, hoạt động để các em học sinh dần hình thành các tính cách, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tạo sự tự tin, cách sống và làm việc chuyên nghiệp khi hòa nhập với môi trường toàn cầu.

FLIPS bao gồm các kỹ năng:

  1. Khả năng Linh hoạt (Flexibility): là khả năng dễ dàng thích ứng và xoay chuyển tình huống phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện khả năng tư duy và khả năng ứng phó

  2. Kỹ năng Lãnh đạo (Leadership): Kỹ năng Thúc đẩy và truyền động lực cho cả nhóm để cùng một nhóm hoàn thành chung một mục tiêu

  3. Khả năng Chủ động (Initiative): là tự mình thực hiện, bắt đầu các dự án, chiến lược và kế hoạch. 

  4. Kỹ năng Làm việc hiệu quả (Productivity): Khả năng làm việc tập trung và hiệu quả. 

  5. Kỹ năng Xã hội (Social skills): Kỹ năng xã hội bao gồm tất cả những năng lực, khả năng của con người trong việc tạo ra sự thuận lợi khi tương tác và giao tiếp với người khác thông qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Khả năng Linh hoạt – Flexibility

Trong thế giới đa biến động ngày nay, việc dạy Khả năng Linh hoạt (Flexibility) cho học sinh có tầm quan trọng ngày càng lớn. Kỹ năng này không chỉ giúp học sinh thích ứng linh hoạt với sự thay đổi mà còn khuyến khích tinh thần sáng tạo, sẵn sàng đối mặt với thách thức.

 

Học sinh học cách điều chỉnh kế hoạch, làm việc hiệu quả trong môi trường mới và xử lý tình huống khó khăn phát sinh. Đồng thời, khả năng linh hoạt giúp học sinh phát triển tư duy mở rộng và tạo ra những giải pháp sáng tạo. Qua việc học linh hoạt, học sinh trở thành người tự tin, có khả năng định hình tương lai, sẵn sàng đóng góp vào xã hội trong bối cảnh xã hội thay đổi liên tục.

Kỹ năng Lãnh đạo (Leadership):

Dạy kỹ năng lãnh đạo cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách và chuẩn bị cho tương lai. Những kỹ năng này không chỉ giúp học sinh trở thành người độc lập và tự tin, mà còn khuyến khích sự tư duy chiến lược, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

 

Học sinh học cách đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, và tạo ra ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng. Qua việc phát triển lãnh đạo từ khi còn trẻ, học sinh có thể đóng góp tích cực vào xã hội và trở thành nguồn động viên cho những thế hệ sau. Điều này không chỉ giúp phát triển bản thân mà còn hình thành những người đóng góp tích cực và đầy tương lai.

Tính chủ động (Initiative)

Tính chủ động (Initiative) là kỹ năng quan trọng giúp học sinh trở thành những người tự chủ và đầy năng lượng tích cực. Khi được khuyến khích đề xuất ý kiến, tìm kiếm cơ hội và đảm nhận trách nhiệm, học sinh học cách đặt ra mục tiêu và định hình tương lai của bản thân.

 

Tính chủ động giúp học sinh tự tin đưa ra quyết định, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và làm việc hiệu quả trong mọi tình huống. Bằng cách này, học sinh trở thành những người độc lập, có tinh thần khởi nghiệp, và biết cách tận dụng cơ hội. Tính chủ động không chỉ góp phần vào sự phát triển cá nhân mà còn là nền tảng cho việc tạo ra những nhà lãnh đạo và người đóng góp tích cực cho xã hội.

Kỹ năng làm việc hiệu quả (Productivity):

Dạy kỹ năng làm việc hiệu quả (Productivity) cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh một tương lai thành công. Kỹ năng này không chỉ giúp học sinh quản lý thời gian một cách sáng tạo mà còn khuyến khích tinh thần tự chủ và sự tự quản lý. Học sinh học cách ưu tiên công việc, đặt mục tiêu cụ thể, và sử dụng công nghệ hiệu quả.

 

Khi có kỹ năng làm việc hiệu quả, họ trở nên tự tin, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, và đạt được kết quả cao trong mọi lĩnh vực. Kỹ năng làm việc hiệu quả là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công và tự chủ trong tương lai.

Kỹ năng xã hội (Social skills)

Kỹ năng xã hội không chỉ giúp học sinh xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, mà còn giúp học sinh xây dựng lòng tin vào bản thân và khả năng làm việc nhóm. Học sinh học cách lắng nghe, thể hiện ý kiến một cách tôn trọng và giải quyết xung đột hiệu quả.

 

Khi có kỹ năng xã hội, học sinh trở thành người giao tiếp linh hoạt, hòa nhập vào cộng đồng, có khả năng hợp tác tốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển cá nhân mà còn làm cho môi trường xung quanh học sinh trở nên tốt hơn. Kỹ năng xã hội là cơ sở cho sự thành công cá nhân và góp phần xây dựng cộng đồng tích cực.

Hinh anh Day hoc theo du an 3_edited.jpg

KẾT LUẬN

Kỹ năng thế kỷ 21 là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trong thế giới đa biến động ngày nay. Các kỹ năng này không chỉ giúp học sinh thích ứng với thay đổi mà còn tạo ra những cá nhân sáng tạo, linh hoạt và tự chủ. Học sinh học cách làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả. Khi trang bị kỹ năng này, học sinh trở thành những người tự tin, có khả năng định hình tương lai, đóng góp tích cực vào xã hội.

 

Việc dạy kỹ năng thế kỷ 21 không chỉ hỗ trợ sự phát triển cá nhân mà còn xây dựng nền tảng cho sự thành công trong một thế giới ngày càng phức tạp và đòi hỏi sự đa dạng kỹ năng và tư duy.

Quý phụ huynh quan tâm đến chương trình học tiếng Anh tại E-STAR, các phương pháp giáo dục đang được áp dụng tại E-STAR, quý phụ huynh có thể liên hệ hotline số điện thoại 0911.104.004

bottom of page